Bình luận nhanh về động thái áp thuế từ Mỹ
- Hằng Nguyễn
- 5 thg 4
- 4 phút đọc
THÔNG TIN CHÍNH:
Vừa qua ngày 02/04, Tổng thống Trump công bố Sắc lệnh áp thuế 10% với toàn bộ hàng hoá từ tất cả các quốc gia, có hiệu lực từ ngày 05/04/2025. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ áp thuế đối ứng, hiệu lực từ ngày 09/04, đối với hàng hóa từ các quốc gia/vùng lãnh thổ mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn, loại trừ một số mặt hàng có tầm quan trọng với kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ
Theo Hoa Kỳ đánh giá, Thuế quan áp dụng cho Hoa Kỳ bao gồm thao túng tiền tệ và rào cản thương mại từ Việt Nam là 90%, và thuế đối ứng mà quốc gia này áp cho Việt Nam là 46%. Theo đó, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia bị đánh thuế cao nhất (Nguồn thông tin: Whitehouse).
Lý do áp thuế:
- TT. Trump khẳng định đây là bước đi nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ, giúp tái tạo sản xuất trong nước và bảo vệ người nông dân Mỹ khỏi thiệt hại do các hiệp định thương mại tự do.
- Chính sách được Trump coi là “tuyên bố về sự độc lập kinh tế của Mỹ” và hứa hẹn sẽ giúp giảm giá cho người tiêu dùng khi sản xuất nội địa tăng lên.
Hậu quả trước mắt:
- Ngay sau khi thông báo, chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm mạnh (1,7% và gần 2% tương ứng), trong khi giá vàng thế giới lập đỉnh mới.
- Các chính sách bảo hộ thương mại của Trump có thể gây ra lạm phát gia tăng trong nước và toàn cầu, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và tiêu dùng
- Gây ra leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu khi Canada, Trung Quốc và Liên minh châu Âu đều công bố biện pháp trả đũa.
- TT. Trump cho rằng biện pháp này nhằm đối phó với sự mất cân bằng thương mại, khi Mỹ nhập khẩu hàng hóa trị giá 3.000 tỷ USD mỗi năm và bị thâm hụt thương mại lớn.
HIỂU SÂU HƠN VỀ CÁCH TÍNH THUẾ
Thuế cơ bản là gì?
Tất cả các quốc gia/các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ đều chịu mức thuế cơ bản là 10%, hiểu cơ bản đây là mức thuế tối thiểu để hàng hoá được thông quan vào Mỹ.
Thuế đối ứng (Reciprocal tariff) là gì?
Đây là mức thuế giới hạn cao nhất cho thuế nhập khẩu các quốc gia vào Mỹ, được tính toán dựa trên con số thâm hụt thương mại của từng quốc gia với họ trong thời gian qua.
Công thức tính Thuế đối ứng được White house công bố

x: tổng xuất khẩu của Mỹ
m: tổng nhập khẩu của Mỹ
ε là hệ số co giãn của hàng nhập khẩu so với giá nhập khẩu (đặt bằng -4)
φ là hệ số truyền dẫn từ thuế quan lên giá nhập khẩu (đặt bằng 0.25)
Như vậy, hiểu một cách cơ bản: Thuế đối ứng được tính dựa trên Thâm hụt thương mại song phương so với Tổng giá trị nhập khẩu từ quốc gia đó.
Theo đó, Thuế quan áp dụng cho Hoa Kỳ bao gồm thao túng tiền tệ và rào cản thương mại từ Việt Nam là 90%.
Thuế đối ứng mà quốc gia này áp cho Việt Nam là 46%. Mức này được tính toán dựa trên một nửa mức thâm hụt thương mại 90%. Nhìn chung, Washington chỉ áp dụng một nửa mức thuế tối đa mà họ dự kiến, điều này phản ánh rõ chiến thuật đàm phán của Mỹ.
Tuy nhiên, mức thuế mới (bao gồm thuế 10% cho tất cả quốc gia, và thuế đối ứng với từng nước) cao hơn so với kỳ vọng và dự báo của đa số các thành viên thị trường. Theo đó, khi sắc lệnh được công bố, thị trường đã phản ứng khá mạnh và tiêu cực trước thông tin này.
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG VIỆT NAM:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong năm 2024 đạt khoảng 119–120 tỷ USD.
Ảnh hưởng trực tiếp: Vậy thì dễ hiểu tại sao, Việt Nam chúng ta lại là đất nước bị đánh thuế gần như cao nhất, khi sản xuất của Trung Quốc đẩy sang Việt Nam rất nhiều, và còn là thị trường xuất khẩu chủ lực các ngành hàng điện tử như Samsung, apple… và là nơi tiềm năng để các tập đoàn lớn đến đặt cơ sở, như Nvidia năm vừa rồi.
Ảnh hưởng đến Việt Nam: Giá trị VNĐ giảm, thị trường tài chính và BĐS chững lại, doanh nghiệp xuất khẩu giảm doanh thu, thất nghiệp tăng, cạnh tranh hàng hoá nội địa sẽ tăng lên vì hàng xuất khẩu cũng phải quay về bán trong nước…
Trong giai đoạn sắp tới và một giai đoạn cực kỳ khó lường về kinh tế nên tiết kiệm chi phí, tránh chi tiêu không cần thiết, saving dự phòng rủi ro, trau dồi kiến thức…
Các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ có tỉ lệ rút lui nên doanh thu từ thuế của nhà nước sẽ giảm nên chính phủ phải tìm cách bù đắp!
Ảnh hưởng gián tiếp:
- Mất niềm tin nhà đầu tư FDI: Mức thuế 46% có thể làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong “China +1 Strategy”, khiến các tập đoàn toàn cầu dè chừng khi đầu tư.
- Tác động đến tỷ giá và cán cân thương mại: Xuất khẩu giảm có thể thu hẹp thặng dư thương mại với Mỹ, gây áp lực tăng tỷ giá USD/VND và buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp, tiêu tốn dự trữ ngoại hối.
- Tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm tiêu dùng nội địa: Các ngành sử dụng nhiều lao động nếu mất đơn hàng sẽ cắt giảm lao động, làm giảm thu nhập và tiêu dùng nội địa, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
Trong thời ngắn hạn, đặc biệt trong khoảng thời gian dợi các thông tin về quyết định thuế quan cuối cùng, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến áp lực tăng lên tỷ giá có thể xuất hiện.
Sưu tầm thông tin
Comments