top of page

Thị trường thức ăn chăn nuôi cuối 2021


Về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN), khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 12 giảm 23,5% so với năm ngoái xuống 244.473 tấn, với giá trị nhập khẩu giảm 1,9% xuống gần 82,85 triệu USD.

Tương tự, khối lượng nhập khẩu ngô giảm 48,2% xuống 510.757 tấn, và giá trị nhập khẩu giảm 16% xuống 162,3 triệu USD. Trong khi đó, nhập khẩu đậu nành tăng 63,1% về khối lượng xuống 205.893 tấn, và tăng 95,2% về giá trị xuống gần 122 triệu USD.

Tình hình nhập khẩu một sốguyên liệu thức ăn chăn nuôi (nguồn: Tổng cục Hải quan)

Báo cáo của Cục chăn nuôi cho biết ước tính trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu khoảng 21 triệu tấn nguyên liệu TACN, gồm cả nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, giá trị nhập khẩu 7,7 tỷ USD. Trong đó, nguyên liệu giàu năng lượng (ngô, lúa mỳ…) là 12,9 triệu tấn; nguyên liệu giàu đạm (khô dầu các loại, nguyên liệu nguồn gốc động vật…) là 7,5 triệu tấn; thức ăn bổ sung 650.000 tấn. So với năm 2020, TACN nhập khẩu năm 2021 tăng 7 % về khối lượng và tăng 32,7 % về giá trị.

Tính bình quân năm 2021, nhìn chung, giá bình quân các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với năm 2020, tăng từ 16 - 38%, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc.. Cụ thể giá ngô hạt 7.7756 đồng/kg (tăng 38,0%), khô dầu đậu tương 12.666 đồng/kg (tăng 24,4%), DDGS 8.713 đồng/kg (tăng 38,0%), cám mì 6.860 đồng/kg (tăng 32,6%), sắn lát 6.233 đồng/kg (tăng 19,8%), cám gạo chiết ly 5.039 đồng/kg (tăng 13,8%), bột cá 27.679 đồng/kg (tăng 1,7%), Lysine 35.226 đồng/kg (tăng 25,0%), và Methionine 64.194 đồng/kg (tăng 19,0%).

Giá TACN thành phẩm trung bình năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo thịt từ 60kg đến xuất chuồng 11.425 đồng/kg (tăng 22,0%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu 11.394 đồng/kg (tăng 20,0%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng 11.924 đồng/kg (tăng 19,7%).

Nguyên nhân tăng giá thức ăn thành phẩm là giá nguyên liệu nhập khẩu tăng. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng (sản lượng giảm, cước vận chuyển tăng tới 300%). Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân như một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới chuyển sang đầu cơ nguyên liệu, Trung Quốc tăng mua nguyên liệu để khôi phục chăn nuôi trong nước, hay Mỹ tăng sản xuất xăng sinh học từ ngũ cốc.

28/12/2021 16:37


8 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page