LÚA MÌ
Lúa mì và phụ phẩm của lúa mì là một trong các nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Hạt lúa mì (Triticum aestivum) có thành phần rất thay đổi, hàm lượng protein thô có thể dao động từ 60g/kg DM đến 220g/kg DM, thường nằm trong khoảng 80-140 g/kg DM. Khí hậu, sự đa dạng và độ màu mỡ của đất ảnh hưởng đến hàm lượng protein của lúa mì.
Các protein quan trọng nhất có trong nội nhũ hạt là prolamin (gliadin) và glutelin (glutenin). Hỗn hợp các protein có trong nội nhũ thường được gọi là “gluten”. Thành phần amino axit của hai loại protein này khác nhau, glutenin có hàm lượng lysin nhiều hơn khoảng gấp ba lần so với gliadin. Các axit amin chính trong gluten lúa mì là các axit amin không thiết yếu như axit glutamic (330 g/kg) và proline (120 g/kg).
Tạp chất | Là tất cả các phần không phải là lúa mì (ví dụ: các mảnh thân, cành, lá, xác côn trùng, hạt cỏ dại, các loại thực vật khác, các loại hạt khác, đá, nhựa) |
Tổng số hạt hư hỏng | Bao gồm các hạt và các mảnh hạt bị hư hỏng do dính nhiều đất, hư hỏng do thời tiết, dịch bệnh, hư mầm, do quá nhiệt, bị côn trùng và sâu bệnh phá hoại, bị mốc, đã nảy mầm và các hư hỏng khác về vật chất. |
Đặc tính vật lý
Màu sắc: Từ vàng đến nâu sậm tùy theo đặc trưng của từng loại lúa mì.
Không nhiễm sâu mọt và côn trùng sống
Đặc tính hóa học
Độ đạm: 12% min
Độ ẩm: 14% max
Tạp chất: 2% max
Trọng lượng: 72-76 kg/hl min
Công dụng: Lúa mì là nguyên liệu bổ sung trong thức ăn gia súc – gia cầm – thủy sản
Quy cách: Hàng xá